Một vị quân nhân từng được phong tặng Anh Hùng ở tuổi 20 tuổi vì hành động dũng cảm để đồng đội chặt phăng cánh tay mình để xông lên ôm bộc phá tiêu diệt cứ điểm địch từng có lời tâm sự về ông tôi thế này:
“Nếu tôi được phong Anh Hùng 1 lần thì thủ trưởng của tôi xứng đáng phong Anh Hùng 5 – 10 lần”
Ông nội tôi không kể nhiều về cuộc đời ông, đám cháu chắt sống sau chiến tranh nhiều đứa không biết về cuộc đời oanh liệt sau lớp áo lão nông kia. Chỉ biết ông cụ là Đảng Viên, cựu quân nhân và thỉnh thoảng đều có những vị tướng tới thăm cụ thôi.
Ông vẫn sống lạc quan vui vẻ và yêu đời.
Nhớ lần đó khi tôi biết được cuộc đời ông trong đầu óc non nớt của tôi có điều gì đó bứt rứt.
Tôi có hỏi rằng ông có hối hận hay đáng tiếc khi phải hy sinh cả thanh xuân để nhận lại như vậy không?
Ông im lặng kéo ghế ngồi và nhìn thằng đích tôn của ông với ánh nhìn thú vị.
“Con có biết không? Có nhiều người nói với ông cuộc đời ông thất bại. Cũng không rõ thất bại hay không nhưng giờ chỉ mỗi mình ông còn sống vui vẻ tới tận bây giờ”
“Cháu yêu của ta, con không sinh vào thời khắc lịch sử đó. Nếu vào thời đại đó con sẽ lựa chọn giống ta thôi. Nhìn đồng bào mình bị áp bức, bị nô lệ, chúng nó vơ vét hết tài nguyên. Xem dân chúng ta là giống hạ đẳng, chúng dạy đám trẻ tổ tiên mình là người gô – loa da trắng mũi lỏ. Ta có điều kiện học hành được đi nhiều nơi nhìn nhiều cảnh khổ”
Ông im lặng, như để tôi chậm rãi đón nhận rồi ông tiếp tục:
“Chúng ta những thanh niên thời đấy không một ai nghĩ cầm súng ra trận để nhận huy chương để thăng quân hàm để làm ông này ông nọ. Được đánh giặc là khen thưởng lớn nhất. Còn sống để trở về là đặc ân lớn nhất ta được nhận về được. Đồng đội của ta có nhiều người còn nằm lại nơi chiến trường, mấy chục năm họ vẫn lạnh lẽo nằm đó chưa quy tập về hết”
Giọng ông rưng rưng khi nhớ về những đồng đội nằm xuống.
“Cháu yêu, có phải cháu thắc mắc những người như ta bỏ cả thanh xuân cho tổ quốc mà nay nhận lại được gì đúng không?”
“Cháu biết không? Những thứ bình thường hôm nay con cảm thấy là đương nhiên là phần thưởng được đổi bằng máu của những người như chúng ta được nhận đấy”
“Bọn ta đi chiến đấu vì hòa bình, vì tự do của đất nước, cho đời con đời cháu ta không phải cầm súng, ai ai cũng được học hành, được tự do phát triển sự nghiệp. Những thứ ngày nay thế hệ bọn cháu được hưởng xem đó là điều đương nhiên, đồng đội ta trong giấc mơ cũng chưa nghĩa tới đâu con”.
Chưa bao giờ Ông nội nói với tôi nhiều tới vậy. Có lẽ thấy thằng cháu nội đã lớn có những thứ mỗi người con chảy trong mình dòng máu Việt phải hiểu.
Tôi hiểu được vì sao thế hệ ra ngõ gặp anh hùng đó có thể chiến thắng được Pháp – Mỹ – Trung mạnh hơn rất nhiều lần.
Tôi nhìn ông khuôn mặt đã nhiều nếp nhăn co lại trong bộ đồ bình thường không hiểu sao bóng ông nó lớn lao hơn mọi ngày.
Rồi ông rít 1 hơi thuốc lào, trầm ngâm nhìn tôi như muốn nói điều gì. Tôi im lặng chờ đợi. Chẳng lẽ còn bí mật gì lớn hơn câu chuyện đời ông khiến ông phân vân.
“Gia này, có bao giờ cháu tự hỏi. Dù không phải là giàu có nhưng gia đình mình cũng gọi là ổn. Nhưng ta lại chấp nhận để cha mẹ con, đứa con trai duy nhất của ta đi xa xứ tới tận Cộng hòa liên bang Đức xa xôi mở quán ăn không?”
Giọng ông chậm rãi mở lời.
“Dạ, không phải bố mẹ thấy bên đó kiếm tiền dễ hơn sao ạ?”
Nói tới đây tôi ngập ngừng. Tôi từng giận bố mẹ vì trong ký ức của thằng bé như tôi hơn 3 tuổi Bố mẹ đã rời đi, mười mấy năm qua chưa từng về lấy 1 lần. Thỉnh thoảng cũng có nhận được những món quà những bức thư tay từ những người tự xưng là đồng hương bên đó.
Họ tới nhà cùng xe với mấy ông chú quan to gặp riêng ông bàn chuyện bí mật gì đó xong ông mới gọi tôi vào bảo có thư từ cha mẹ.
Ông nhìn lên tường nơi có tấm huân huy chương và tấm ảnh ố vàng giọng chậm rãi:
“Bà nội con xưa xinh đẹp nổi tiếng nhất vùng, nhiều chàng trai con quan lớn lẫn văn nhân theo đuổi, làm thơ tình tặng bà nội con. Nhiều bài thơ tình còn lưu truyền tới tận ngày nay. Chẳng hiểu sao ngày đấy Bà chọn ta, đám cưới xong xuôi ở cạnh nhau ít ngày thì ta có nhiệm vụ đi biền biệt mấy chục năm. Gia đình gặp biến cố trong cải cách ruộng đất. Bà con về ngoại ở rồi tham gia cách mạng một lòng ngóng chồng về”
“Sau sự kiện 1967, chính trường Việt Nam có biến động. Một lần nữa ta lại điều chuyển công tác và cũng là điều may mắn nhờ đó có nhiều thời gian ở cạnh bà nội con. Ngày đó trang thiết bị y tế còn khó khăn lạc hậu mà bác ruột con mất lúc mới mấy tuổi. 2 vợ chồng ta chạy chữa khắp nơi sau này mới sinh thêm được Ba con”
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Câu chuyện tình yêu |
Tác giả | Đặng Gia Tam Thiếu |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Đụ lỗ đít |
Tình trạng | Truyện đã hoàn thành |
Ngày cập nhật | 18/11/2024 05:55 (GMT+7) |