“Có ạ, khó khăn nhiều lắm.” Đổng sư gia tuy phụ trách tiền lương thuế má, nhưng là người có kiến thức, có kinh nghiệm sống, nhắc tới xuân canh không phải phấn chấn mà là thở dài: ” Khó khăn lớn nhất không gì bằng trâu cày, huyện Âm Lăng chúng ta một thôn chỉ có vài đại hộ có trâu cày thôi, thôn dân không một ai có hết.”
Đến trâu cày cũng không có? Lãnh Nghệ sực nhớ y vi hành đi quanh huyện một lượt rồi, đừng nói trâu, gà qué cũng hiếm nốt, vì thế thiếu trâu không lạ: “Vậy mỗi năm cày ruộng phải làm sao?”
“Bách tính giúp nhau thôi ạ, dùng sức người cày ruộng, nhà ai không có đủ nam đinh, nhờ láng giếng thì khi tưới nước, nhổ cỏ gì đó giúp lại.”
“Thế thì hiệu quả sao mà tốt được?”
Đổng sư gia cười khổ: “Đông ông, đâu chỉ hiệu quả không tốt, mà chẳng hiệu quả là bao, lại còn tốn sức lắm, cày ruộng xong có khi đổ bệnh vì lao lực quá độ ấy chứ, có hộ chẳng cày cấy.”
“Vậy phải làm sao?”
“Làm sao được ạ, cứ thế mà trồng thôi, chọc một cái lỗ trên mặt đất, thả hạt giống vào, thu hoạch được bao nhiêu nhờ trời.”
Chọc một cái lỗ rồi thả hạt giống vào? Lãnh Nghệ chẳng biết gì chuyện đồng áng, nhưng cũng hiểu không làm đất thật kỹ, không tưới nước ngâm ruộng làm sao có thu hoạch. Chọc một cái lỗ, thả hạt giống vào sao? Thật á? Đó chẳng phải là cách làm ruộng nguyên thủy nhất à? Tình hình tệ hơn Lãnh Nghệ nghĩ, bảo sao nhiều người nghèo đói thế, muốn có sản xuất thì phải có công cụ trước mới được, trầm tư hỏi: “Một con trâu giá bao nhiêu?”
“Đông ông, cái này mỗi thời điểm mỗi khác, bây giờ đang lúc giá cao nhất, phải 10 quan tiền một con.” Đổng sư gia thấy Lãnh Nghệ không hiểu gì về chuyện nhà nông cũng chẳng ngạc nhiên, hiểu mới là lạ:
10 quan tiền tức là 10 lượng bạc, 1 lượng vàng, Lãnh Nghệ bây giờ có 100 lượng vàng, trừ đi 30 lượng chúc Tết, vậy là còn 70 lượng vàng, mua được 70 con trâu. Có điều y không ngốc tới mức đem hết đi mua trâu, vì khó khăn của bách tính còn là lương thực trong thời đói giáp hạn, kiến thức cơ bản này y vẫn biết: “Kho lương của huyện ta mỗi năm có đủ lương thực phân phối không?”
“Làm sao đủ ạ?” Đổng sư gia hiểu Lãnh Nghệ muốn hỏi cái gì: ” Theo quy củ mỗi huyện 1500 thạch, dù có đầy kho cũng không đủ bách tính ăn, huống hồ xưa nay kho lương trong huyện lúc nhiều nhất cũng chỉ được một nửa.”
Lãnh Nghệ đứng dậy, đi qua đi lại, mới chỉ hỏi hai vấn đề thôi mà đã thấy khó giải quyết rồi, giờ phải làm sao? Kiến thức thì chẳng có, giải quyết thế nào được! Nghĩ một lúc Lãnh Nghệ quyết định kéo cái rương vang kia ra: “Sư gia, trong này có 50 lượng vàng, thêm 20 lượng còn lại, đem dùng hỗ trở bách tính xuân canh đi, phải làm sao ta không biết, sư gia có cách nào không?”
Đổng sư gia hoảng hồn: “Đông ông muốn tự bỏ tiền cứu tế bách tính?”
“Không, không, làm thế chỉ cứu nhất thời, sau này làm sao? Ta đâu có nhiều tiền chứ mà lấy ra cứu tế chứ, ta muốn dùng số tiền này như nguồn nước chảy mãi. Tiền tiêu đi có thể thu về, có thể kiếm thêm một ít là tốt nhất, sau này giúp thêm được nhiều bách tính hơn nữa.” Lãnh Nghệ cũng hiểu đạo lý cho con cá không bằng cho cần câu chứ, người ta làm quan vì tiền, ai lại đi lấy tiền bản thân làm chuyện quan, có làm cũng phải làm sao có lợi cho mình nữa:
Đồng sư gia thở phào, tuy không rõ đông ông ấy tiền đâu ra, nhưng tiền dùng cho bách tính đó là chuyện tốt, cũng là người bản địa Âm Lăng, ông ta tất nhiên vui mừng, chuyện không nên hỏi thì đừng hỏi: “Vâng, đông ông nghĩ thế rất chu đáo, có thể học một số đại hộ, lúc đói giáp hạt cho bách tính vay tiền mua lương thực, khi thu hoạch trả lại.”
“À, đây là thanh miêu pháp chứ gì?”
“Thanh miêu pháp là gì ạ?”
Lãnh Nghệ vỗ trán, quên mất đó là biến pháp của Vương An Thạch mà phải trăm năm sau mới xuất hiện, cơ mà y cũng có thái độ thận trọng với thanh miêu pháp, dù sao chính sách đó làm rung chuyển cả triều Tống, sau đó bị phế trừ. Y chỉ muốn yên ổn làm một tri huyện, thuận tiện giúp bách tính vài việc thực tế, vừa xong chỉ là buột miệng, y không định cải cách, hỏi lảng đi: “Bây giờ giá lương thực có cao không?”
“Tàm tạm ạ, trong năm sau vụ thu hoạch thu là thấp nhất, hai mùa đông xuân bình thường, trước vụ thu hoạch hè, thu là cao nhất, vì đó là lúc đói giáp hạt. Lúc đó đại hộ sẽ lấy lương thực ra cho bách tính mượn, nhưng lợi tức cao tới 5 phân, thế nên có nhà đợi tới khi thu hoạch thì cũng chỉ đủ trả nợ mà thôi.” Đổng sư gia cảm thán:
Lãnh Nghệ lại nhớ ra một cách: “Ta nhớ có một chế độ kho lương, gọi là kho thường bình, chính là triều đình vào lúc sau vụ thu hoạch thu, giá lương thực thấp nhất, bỏ tiền mua lương thực lưu trữ, đợi lúc đói giáp hạt thì mang ra bán với giá thấp cho bách tính, để kiềm chế giá lương, cách này rất tốt.”
Đổng sư gia suy ngẫm rất lâu rồi lắc đầu: “Đông ông, học sinh học vấn nông cạn, không nhớ ra triều đại nào có chính sách này.”
Lãnh Nghệ cũng đâu nhớ là thời đại nào, cũng quan trọng gì đâu, y chỉ thấy cách này tốt, ít nhất không có gì to tát, không thể gây hậu quả gì sâu xa, làm không tốt thì thôi, không làm nữa cùng lắm tốn ít tiền, chuyện quay về như ban đầu, không thể tệ hơn: “Vậy thế này, lấy ra 30 lượng vàng mua trâu cày, sau đó cho bách tính trong thôn thuê cày cấy, tiền thuê thì sư gia nghĩ giúp ta, không cần quá cao, không có tiền thì đợi thu hoạch trả bằng lương, linh hoạt một chút. Số tiền còn lại mua lương thực, lúc đói giáp hạt bán ra với giá cao hơn một chút, lãi không quá hai phân! Sư gia thấy sao?”
Đổng sư gia nghe xong quỳ xuống vái lạy: “Học sinh thay bách tính huyện Âm Lăng bái tạ đông ông, nhưng làm thế đông ông không kiếm được mấy lợi ích.”
“Làm quan một kỳ, tạo phúc một phương, bớt một bách tính phải bán con bán cái là ta mừng rồi. Sư gia thấy được thì làm, chuyện tiền lương ta không hiểu, toàn quyền ủy thác cho sư gia.” Lãnh Nghệ biết mình biết người, chuyện mình không hiểu, y sẽ không can thiệp bừa:
“Học sinh tuân lệnh, nhất định sổ sách rõ ràng, để bách tính được lợi.” Đổng sư gia vài cái nữa rồi đứng lên: ” Có điều số tiền này vẫn còn ít lắm, nếu theo cách của đông ông, lấy ít tiền cứu tế của triều đình ra…”
Lãnh Nghệ không đợi ông ta nói hết đã gạt đi: “Tiền của ta không thể lẫn với tiền của triều đình, tránh người ta nói lấy của công làm lợi riêng, chẳng giúp được bách tính còn chuốc tội vào thân. Ta sẽ cố gắng hết khả năng, giúp được bao nhiêu thì giúp thôi, coi như tấm lòng cá nhân ta, không phải của tri huyện.”
“Học sinh hiểu rồi,”
“Ừ, mai chúng ta về thôi, phải mau chóng làm xong chuyện này.”
Thông tin truyện | |
---|---|
Tên truyện | Quan Tri huyện |
Tác giả | Chưa xác định |
Thể loại | Truyện sex dài tập |
Phân loại | Dâm thư Trung Quốc, Truyện cổ trang |
Tình trạng | Truyện đã hoàn thành |
Ngày cập nhật | 23/12/2024 05:55 (GMT+7) |